👉 Phân tích đơn hàng với Power Bi (Power Bi Sales Order) là công cụ hỗ trợ trong việc theo dõi đơn hàng giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong cách quản lý không tốn thời gian, công sức như những cách làm thủ công trước giờ.
Demo Trên Youtube
Trải Nghiệm Power BI Thử(Click vào các chức năng bên dưới để trải nghiệm)
Chi Tiết Chức Năng
Các nội dung xoay quanh chi tiết các đơn hàng như các trạng thái, doanh thu, lượng đơn, lượng hàng của từng chi nhánh, cửa hàng và khách hàng. Từ đó người quản lí dễ dàng nhận xét, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem tổng thể các nội dung liên quan đơn hàng theo ngày- tháng- năm của các chi nhánh, cửa hàng, nhóm sản phẩm, nhóm khách hàng. Ngoài ra các số liệu hiển thị trên biểu đồ sẽ được chuyển đổi linh hoạt giữa doanh thu, lượng hàng hóa hoặc đơn hàng. Tùy theo nhu cầu người quản lý (chỉ bằng cái click chuột) mà sẽ được chuyển đổi.

Hình bên minh họa số liệu theo doanh thu
(Có thể tùy chọn)
Theo điều kiện lọc, các số liệu được hiển thị chi tiết ở từng trạng thái: chờ duyệt, đang duyệt, đã duyệt, xuất kho, giao hàng, hoàn thành, treo và trả hàng. Tương ứng mỗi trạng thái là số lượng hàng hóa và doanh thu thu được. Giao diện có biểu tượng minh họa rõ ràng được sắp xếp theo dạng danh sách liệt kê dễ dàng theo dõi.
Quản lí KPI theo từng tháng, năm thuận tiện cho việc đánh giá mức độ đạt hoặc chưa đạt để quản lý xem xét tình hình và đưa ra cách giải quyết có thể là điều chỉnh KPI lại cho tháng sau, năm sau hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh mới


So sánh và nhận xét sự chênh lệch số lượng đơn hàng của từng cửa hàng ở thời điểm hiện tại với kì trước và cùng kì năm trước. Qua đó nắm bắt tình hình biến động giữa các kho với nhau
Có cái nhìn tổng quất về sự phân bố nguồn doanh thu thu được một cách chi tiết tương ứng với từng cấp bậc từ chi nhánh, nhóm sản phẩm đến sản phẩm cụ thể.



Tổng kết doanh thu của từng trạng thái (tính theo điều kiện lọc) và so sánh chúng với kì trước và cùng kì năm trước. Thêm vào đó tính luôn tỉ trọng phần trăm đóng góp vì mỗi trạng thái hóa đơn đều có ý nghĩa riêng phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đồ thị trên khi tỉ trọng đóng góp thuộc trạng thái treo, trả hàng,… cao thì bắt buộc quản lý phải đi tìm hiểu lí do để khắc phục. Đồ thị dưới đây minh họa rõ ràng, tương ứng từng kho sẽ có 8 trạng thái và mỗi trạng thái sẽ có doanh thu ứng với thời gian đang lọc từ điều kiện và chúng được so sánh với kì trước và cùng kì năm trước với độ tăng giảm cụ thể.

Ví dụ: Dựa vào biểu đồ tỉ trọng trạng thái đơn hàng người dùng thấy phần trăm đơn hàng đang chờ duyệt tại thời điểm tháng 4 năm 2022 cao khi đó sẽ tìm hiểu nguyên nhân xem kho nào có trạng thái chờ duyệt tăng bất thường để có thể lí giải hợp lý các nguyên nhân có thể xảy ra như đơn hàng không đủ điều kiện duyệt hoặc bị thất lạc,…
Khi đồ thị bên trên (Order Detail) kết hợp với ví dụ minh họa nếu có sự hỗ trợ thêm biểu đồ bên dưới (Order Status) thì người dùng có thể kiểm tra lại tại thời điểm tháng 4 năm 2022 có bao nhiêu đơn hàng nào thuộc trạng thái chờ duyệt và rà soát chi tiết các đơn hàng đó để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lí


Quản lý chặt chẽ mảng doanh thu và tình hình lũy tiến hóa đơn khách hàng theo nhóm khách hàng, khu vực, vùng miền tương ứng với khách hàng đó. Tiêu chí tính toán, so sánh có thể là doanh thu, đơn hàng, lượng hàng hóa tùy thuộc người dùng mà có thể chuyển đổi linh hoạt chỉ bằng cái click chuột.
Tình hình phân bổ và so sánh doanh thu ở thời điểm được chọn với kì trước và cùng kì năm trước theo vùng miền qua đó có thể đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp ở nơi đó có phát triễn hay không? có mở rộng thêm quy mô không?

Tương tự quản lí nhóm khách hàng, quản lí nhóm sản phẩm cũng gồm doanh thu và tình hình biến động của chúng. Đối với nhóm sản phẩm có thêm phần lưu ý ở trạng thái trả hàng vì đó có thể là những sản phẩm lỗi, hư hại cần phải xem lại.
Các sản phẩm sẽ được thống kê theo top bán chạy nhất hoặc top hoàn trả lại nhiều nhất. Tùy theo lượng tiền ít/nhiều mà được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp


Số lượng hàng hóa và tỉ trọng phần trăm của từng nhóm sản phẩm đóng góp được, qua đó quản lý có thể cho nhận xét, đánh giá về mức độ tiêu thụ sản phẩm – mặt hàng ưa chuộng nhất/ tiêu thụ thấp nhất để có chiến lược thúc đẩy đạt doanh số đã đề ra.